Thưởng thức mì Ramen - Nét văn hóa của xứ Phù Tang
Mì Ramen là một trong những biểu tượng văn hóa của xứ Phù Tang và ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mì Ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Nhật Bản dưới thời Thiên Hoàng Minh Trị. Theo thời gian, mì Ramen chịu ảnh hưởng của truyền thống và được biến đổi cho hợp với khẩu vị của người Nhật Bản. Ngày nay, mì Ramen được coi là “mỹ thực” biểu tượng cho nên văn hóa ẩm thực của xứ sở mặt trời mọc. Nếu bạn là người yêu thích ẩm thực Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức món mì nổi tiếng này. Các địa phương ở Nhật Bản có các nấu mì Ramen mang hương vị khác nhau, người Nhật bắt đầu ăn loại mì này vào đầu năm 1910 cũng là khoản thời gian ẩm thực Trung Quốc gây được tiếng vang. Khi mì Ramen được truyền vào Nhật Bản ban đâu nó được bày bán ở những quán vỉa hè và đến 1958 mì ăn liền được phát minh tại Nhật Bản, kể từ đây món mì Ramen ăn liền cũng xuất hiện giúp loại mì này phổ biến hơn tại Nhật, mọi người chỉ cần đổ nước sôi vào cốc mì là đã có thể thưởng thức. Mãi cho đến những năm 1980, mì Ramen mới được công nhận là một trong những biểu tượng văn hóa Nhật Bản và được biết đến rộng rãi trên toàn cầu. Khi đó tại xứ sở Phù Tang, người dân đã chế biến ra rất nhiều loại mì Ramen khác nhau và bảo tang mỳ Ramen ở yokohama chính thức mở của từ năm 1994.
Mì Ramen được chia thành 4 loại chính là: Shio, Tonkotsu, Shoyu và Miso. Trước tiên Shio có lẽ là loại mì ramen lâu đời nhất trong bốn loại trên với nước dùng trong có màu vàng cánh gián và được nêm nến rất nhiều muối kết hợp với gà, rau, cá và tảo biển, shio không được đun sôi lâu như những loại ramen Tonkotsu vì thế nước dùng vẫn giữ được độ trong, ngon mắt. Sợi mì thường được làm thằng ăn kèm với thịt gà viên.

Tonkotsu lại là mì ramen đặc trưng hương vị thịt heo, có nước dùng màu đục và béo ngậy từ xương lợn. Hầu hết các quán ăn đều phục vụ Tonkotsu kèm thịt lợn là chính thêm chút thịt gà một số loại rau và nước tương, gừng ngâm, sợi mì dùng để nấu Tonkotsu thẳng và mỏng.
Ramen shoyu được nhận diện với nước dùng màu nâu và trong từ gà và rau, đôi khi có bò và cá, ngoài ra sợi mì Shoyu thương xoăn và gợn sóng thay vì thẳng, đồ ăn phụ kèm theo măng, hành tươi, chả cá, tảo biển, trứng luộc và tiêu đen.

Miso là loại mì ramen xuất hiện sau cùng khoản năm 1965 từ Hokkcaido. Món mì ramen này tạo hương vị đặc trưng bởi một loại đậu tương lên men của Nhật Bản trong nước dùng béo ngậy của gà hoặc heo. Lựa chọn món ăn kèm cũng rất phong phú như đậu cay, bơ, ngô, hành, cải bắp,…
Ẩm thực Nhật Bản rất phong phú và hấp dẫn phải không. Bạn có thể tự tìm hiểu về đất nước này và bạn sẽ thấy Nhật Bản dù là quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới nhưng vẫn giữ nguyên trong mình những nét văn hóa đặc trưng truyền thống rất đáng tự hào của một dân tộc.
Leave a Comment